Luật lệ về tem thư

Cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) giữ bản quyền đối với thiết kế tem bưu chính, phong bì có tem, bưu thiếp có tem, phong bì dùng luôn (aerogram), bưu thiếp kỷ niệm và các vật phẩm sưu tập tem khác, phát hành từ ngày 1/1 /1978, nhưng cho phép sử dụng cho mục đích biên tập trong báo, tạp chí, sách, tổng mục tem và album tem.

Bản quyền của tem thư thuộc về cơ quan bưu chính phát hành con tem đó. Mặc dù vậy thường vẫn được phép sao chép, thiết kế lại. Nhưng nếu không sao chép lại cả con tem mà chỉ sao chép lại toàn phần hay một phần các hình ảnh thiết kế trên con tem thì vẫn có thể vi phạm bản quyền của người thiết kế.

Ảnh chụp lại tem Đức

Ảnh chụp lại tem Đức

Việc in hình tem trên sách hay đưa lên trang web được các cơ quan quản lý bưu chính chấp nhận ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bưu điện của Quần đảo Faroe cho phép sao chép lại các tem thư không cần phải thay đổi gì thì việc chụp lại tem thư của Bưu điện Đức chỉ cho phép trong giới hạn nhất định: Các hình chụp lại tem thư phải lớn hơn ít nhất là 25% hay nhỏ hơn ít nhất là 10% so với nguyên bản, hay hình in lại phải có một vạch đen chéo qua góc (phương pháp này được đa số các cơ quan bưu chính trên thế giới công nhận.). Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định hình in lại tem thư phải có chữ Specimen lên tem hoặc có vạch đen chéo lên giá mặt tem.

Hình màu của tem sống phải nhỏ hơn 75% hoặc lớn hơn 150% kích thước con tem. Hình màu của tem chết và hình đen trắng (tem sống hoặc chết) có kích thước tùy ý.

Xem thêm: Những con tem đắt nhất thế giới

luật về tem thư, tam bưu chính, tem sưu tầm, tem thư, tem xưa,

One comment

Leave a comment